Ho là phản ứng của cơ thể nhằm tống dị vật ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên tình trạng ho kéo dài có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc trị ho ngứa cổ họng sớm và dứt điểm là vô cùng quan trọng.
Cách trị ho dân gian an toàn, hiệu quả tại nhà
Có rất nhiều cách trị ho dân gian cho người lớn mà bạn có thể tận dụng nguồn nguyên liệu ngay trong căn bếp của mình. Áp dụng sớm và kiên trì, cơn ho sẽ được giảm dần, dứt điểm và an toàn.
Học ngay 3 cách trị ho chỉ với 1 củ gừng trong nhà bếp
Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp làm sạch dị vật trong cổ họng và đường hô hấp, vì thế giúp giảm ho nhanh chóng.
Đặc biệt hợp chất gingerols trong gừng có khả năng chống sưng, tiêu viêm giảm triệu chứng ho. Ngoài ra, gừng còn có khả năng giảm các phản ứng dị ứng trong đường hô hấp nhờ tính kháng histamine, tốt cho người mắc bệnh suyễn, hen phế quản.
Gừng chưng đường phèn trị ho ở người lớn
●Rửa sạch gừng, thái lát mỏng.
●Cho đường phèn và gừng đem hấp cách thủy trong khoảng thời gian 15 phút, để nguội là có thể dùng được.
●Mỗi ngày ngậm khoảng 2 – 3 lần, sau 2 – 3 ngày cơn ho sẽ thuyên giảm.
Đây là cách trị ho có đờm rất hiệu quả. Bài thuốc gừng chưng đường phèn loại bỏ hàn khí, làm ấm bụng giúp đẩy lùi cơn ho lâu ngày.
Cách trị ho bằng gừng và muối
●Gừng không gọt vỏ rửa sạch, giã nát.
●Cho muối nước đem đun nhỏ lửa cùng gừng cho đến khi chỉ còn ½ lượng nước so với ban đầu.
●Lọc lấy nước gừng muối uống hằng ngày khi còn ấm.
Gừng và muối được coi là bộ đôi hoàn hảo giúp tăng cường khả năng trị ho, vì muối có khả năng hoạt động trên lớp niêm mạc của cổ họng, chống lại sự phát triển của vi khuẩn.
Lá me + chanh tươi + gừng = cách trị ho hiệu quả
●Đem lá me rửa sạch, gừng gọt vỏ thái lát mỏng.
●Cho lá me và gừng vào ấm nước đun sôi với 2 ly nước nhỏ, đến khi chỉ còn khoảng 1 ly nước là được.
●Tiếp đến cho đường, nước cốt chanh khuấy đều và sử dụng.
Hiệu quả:
Cách trị ho bằng gừng, lá me, chanh tươi giúp làm dịu họng, ấm đường hô hấp từ đó làm giảm cơn ho nhanh chóng.
Cách trị ho bằng mật ong, hiệu quả sau 2 ngày
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong thành phần của mật ong có chứa antioxidant là kháng khuẩn tự nhiên. Đặc biệt, mật ong không chỉ giúp bổ sung những loại dưỡng chất, vitamin cần thiết mà còn làm lành nhanh chóng các tổn thương niêm mạc, tăng cường sức đề kháng giúp chữa ho hiệu quả.
Cách trị ho bằng mật ong và quất xanh
●Chuẩn bị khoảng 3 – 4 quả quất xanh, bổ đôi ngâm cùng mật ong.
●Đem hấp hoặc cho và nồi đun cách thủy từ 10 – 15 phút.
●Sử dụng hỗn hợp này ngày 1 lần, liên tục trong vòng 1 tuần.
Hiệu quả: Giảm nhanh triệu chứng ho, viêm họng ngứa rát, khản tiếng.
Mật ong hấp lá hẹ
●Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ đem trộn đều cùng mật ong.
●Đem hầm cách thủy cho đến khi thành hỗn hợp nhuyễn thì chắt lấy nước sử dụng.
Hiệu quả: Người bệnh nên áp dụng cách trị ho bằng mật ong và lá hẹ này hàng ngày để giảm ho và tiêu đờm hiệu quả.
Cách trị ho cho người lớn nhờ bội đôi mật ong, tỏi
●Chuẩn bị 5 tép tỏi tươi, giã nhuyễn trộn đều với mật ong nguyên chất.
●Đem mật ong và tỏi hấp cách thủy cho đến khi tỏi chín là được.
●Kiên trì sử dụng hỗn hợp này ngày 1 lần, liên tục trong vòng 1 tuần.
Hiệu quả: Mật ong và tỏi khi kết hợp với nhau được xem như một kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus… gây tổn thương niêm mạc họng dẫn đến chứng ho lâu ngày..
Lưu ý khi dùng cách trị ho dân gian bằng mật ong: Trẻ em dưới 1 tuổi không nên sử dụng mật ong bởi nguy cơ nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum cao, có thể gây ngộ độc, liệt cơ thậm chí tử vong.
=>> Tìm hiểu thêm cách trị ho khan ngứa cổ bằng 4 cách đơn giản tại nhà
Các cách trị ho ngứa cổ họng ở người lớn bằng thuốc Tây
Điều trị ho ngứa cổ họng bằng thuốc Tây người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc phổ biến như: siro, thuốc uống, viên ngậm với công dụng giảm đờm, kháng khuẩn hoặc gây tê. Dưới đây là một số loại thuốc Tây trị ho thường dùng như:
Thuốc giảm ho ngoại biên
●Thuốc giảm phản xạ ho: Glycerol, viên ngậm, các siro đường mía… làm giảm nhạy cảm của các receptor gây phản xạ ho.
●Thuốc có tác dụng gây tê: Benzonatat, menthol, lidocain, bupivacain… có công dụng gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho.
Thuốc giảm ho trung ương
●Thuốc Codein, Dextromethorphan… có tác dụng ức chế trung tâm ho, làm khô và tăng độ quánh của dịch tiết phế quản hiệu quả.
Thuốc chống viêm
●Alphachymotrypsin, serrapeptase… là cách trị ho ngứa cổ họng bằng thuốc Tây có hiệu quả chống viêm, giảm phù nề trong cổ họng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tây trị ho
Khi dùng cách trị ho ngứa cổ họng bằng thuốc Tây cần phải hết sức lưu ý bởi:
●Thuốc Tây trị ho là sự kết hợp nhiều hoạt chất khác nhau khó kiểm soát tác dụng dược lý gây tác dụng phụ nguy hiểm.
●Nguy cơ sử dụng thuốc quá liều dẫn đến phụ thuộc và nguy hiểm hơn là kháng thuốc.
- Phân biệt các loại dị ứng qua biểu hiện, cách điều trị và phòng tránh
- Viêm Hậu Môn: Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
- 9 tip điều trị viêm bàng quang tại nhà bạn nên tham khảo
- Tìm hiểu về các triệu chứng và cách điều trị bệnh lậu giang mai
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị