Mục lục
Thoát vị đĩa đệm là bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh nên đến bệnh viện kịp thời khi nhận thấy các triệu chứng như đau nhức sống lưng, tê bì chân tay, yếu cơ. Cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh để có phương án phòng ngừa và điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả hơn.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là một bộ phận nhỏ chứa nhân nhầy được bao bọc bằng một vòng xơ, nằm giữa các đốt sống. Bộ phận này hoạt động như một công cụ giảm sóc, giúp giải phóng áp lực của chuyển động lên vùng cột sống trong quá trình vận động, qua đó bảo vệ xương khỏi bị tổn thương.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xảy ra khi đĩa đệm bị suy yếu hoặc bị chấn thương khiến cho phần nhân nhầy có cơ hội thoát ra khỏi bao xơ. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau lưng, nhức mỏi cột sống. Nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị tê, yếu các chi khi nhân nhầy đĩa đệm chèn ép vào tủy sống và dây thần kinh.
Thông thường, cột sống của chúng ta thường có từ 32 đến 34 đốt sống và giữa các đốt sống đều có một đĩa đệm. Hiện tượng thoát vị có thể ảnh hưởng đến bất cứ đĩa đệm nào nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Bất cứ ai cũng có thể trở thành đối tượng tấn công của bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, độ tuổi mắc bệnh phổ biến nhất vẫn là từ 22 tới 55 tuổi. Ở mức độ nghiêm trọng, thoát vị đĩa đệm không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể mà còn có nguy cơ gây biến chứng tàn phế, bại liệt rất cao. Chính vì vậy, bạn nên đi khám và điều trị sớm ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ.
Triệu chứng bị thoát vị đĩa đệm
Các dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm thường ảnh hưởng đến một bên cơ thể. Triệu chứng xảy ra còn tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị.
Biểu hiện chung của bệnh thoát vị đĩa đệm
Hầu hết bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đều nhận thấy các dấu hiệu bất thường như:
- Đau cột sống: Cơn đau diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội ở khu vực bị ảnh hưởng. Đôi khi, cơn đau có thể lan sang cả hai bên cánh tay hoặc hai chân. Cảm giác đau cột sống có thể tăng nặng hơn khi bạn ho, hắt hơi hoặc thực hiện các cử động thông thường như vặn mình, cúi gập người…
- Tê hoặc ngứa ran: Nếu thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh, bạn có thể thấy cảm giác tê và ngứa ran ở khu vực bị ảnh hưởng.
- Yếu cơ: Các cơ bắp xung quanh đĩa đệm bị thoát vị có khuynh hướng bị yếu đi do dây thần kinh bị tổn thương. Điều này có thể khiến bạn dễ bị vấp ngã hoặc gặp khó khăn khi nâng đồ vật.
- Giới hạn vận động: Khi bị thoát vị đĩa đệm, các hoạt động thông thường như cúi lên, cúi xuống, vặn người, đi lại hoặc thực hiện các cử động ở tay đều có thể bị giới hạn. Một số người thậm chí còn phải duy trì dáng đi khập khiễng, khom lưng.
Ở giai đoạn đầu, bệnh thoát vị đĩa đệm có thể không gây ra triệu chứng hoặc có nhưng không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở cột sống. Điều này khiến cho nhiều trường hợp phát hiện ra bệnh chậm trễ gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Dấu hiệu theo vị trí đĩa đệm bị thoát vị
Bệnh thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng chủ yếu đến vùng cột sống thắt lưng, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở cột sống cổ hay các vị trí khác.
+ Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
- Đau nhức ở cột sống thắt lưng. Khi ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, cơn đau có thể kéo xuống cả mông, đùi, bắp chân hay bàn chân.
- Có hiện tượng co cứng ở thắt lưng khiến cho người bệnh không thể ngồi hay di chuyển bình thường
- Tê ngứa ở lưng dưới hoặc ở chân giống như có kiến bò
- Suy yếu các cơ ở thắt lưng hay chân – những nơi có dây thần kinh bị chèn ép
- Thắt lưng có thể bị sưng tấy, đỏ
- Mất cảm giác ở chân
- Vận động vùng lưng dưới hoặc đi lại khó khăn
+ Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
- Cứng cổ, khó xoay đầu.
- Đau nhức ở vùng cổ hoặc các khu vực lân cận như vai, gáy, đầu, hốc mắt.
- Tê ngứa ở một hoặc hai bên cánh tay, bàn tay hoặc các ngón tay.
- Yếu cơ ở tay khiến tay tay và chân không thể chuyển động linh hoạt nhất là với những động tác cần căng cơ, giơ lên cao hoặc xách đồ.
- Một số bệnh nhân bị đau ở một bên lồng ngực.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Bệnh thoát vị đĩa đệm khi kéo dài thì sẽ tiến triển ngày càng nặng và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe cũng như khả năng vận động của cơ thể. Chính vì vậy, nếu có một trong những dấu hiệu tương tự như trên, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác bệnh.
Trong trường hợp có các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây, hãy đến bệnh viện ngay:
- Bị đau dữ dội hoặc đau âm ỉ nhưng kéo dài làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ
- Tê yếu cơ
- Són tiểu, bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ
- Mất cảm giác ở vùng bắp đùi trong, sau chân hay quanh hậu môn
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
Sự khởi phát của bệnh thoát vị đĩa đệm có liên quan đến các yếu tố dưới đây:
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi, quá trình lão hóa đĩa đệm càng diễn ra nhanh khiến cho bộ phận này bị mất nước, xơ cứng và dễ bị tổn thương, từ đó khiến nhân nhầy đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
- Lao động nặng nhọc: Thường xuyên bưng bê vật nặng hoặc lao động tay chân nặng nhọc khiến cho đĩa đệm bị chèn ép, thoát vị.
- Hoạt động sai tư thế: Đứng lên, cúi xuống hay vặn lưng một cách đột ngột, nằm ngủ với tư thế không phù hợp, ngồi khom lưng khi làm việc… Tất cả đều tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh thoát vị đĩa đệm phát triển.
- Chấn thương ở cột sống lưng: Các chấn thương xảy ra khi bị tai nạn, té ngã hay chơi thể thao… đều có thể khiến cho đĩa đệm bị thoát vị.
- Mắc bệnh ở cột sống: Các trường hợp bị gù vẹo cột sống, thoái hóa đốt sống cổ hay thắt lưng lâu ngày có thể dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm:
- Béo phì, dư thừa trọng lượng cơ thể gây áp lực cho đĩa đệm, nhất là ở vùng thắt lưng.
- Có tiền sử mắc bệnh trong gia đình
- Ngồi hoặc đứng nhiều, ít vận động
- Giới tính nam có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với phái nữ
- Hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu tới cột sống, từ đó khiến đĩa đệm bị thoái hóa nhanh hơn và dễ bị thoát vị.
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt và khả năng lao động mà còn khiến bạn có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bao gồm:
- Chèn ép tuỷ: Tủy sống bị đĩa đệm chèn ép có thể gây rối loạn vận động hoặc mất cảm giác.
- Hẹp ống sống: Nhân nhầy đĩa đệm khi thoát ra khỏi bao sơ có thể lấn chiếm vào không gian trong ống sống. Điều này gây ra các cơn đau nghiêm trọng ở cổ hoặc thắt lưng, kèm theo đó là tình trạng yếu cơ, đau bả vai, cánh tay hoặc đau chân.
- Thiếu máu não: Đây là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Nguyên nhân gây thiếu máu não là do hệ thống động mạch bị đĩa đệm chèn ép, làm giảm lưu lượng máu đến não.
- Rối loạn thần kinh thực vật: Biến chứng này khiến cho bệnh nhân thường xuyên có cảm giác ù tai, chóng mặt, mắt nhìn mờ từng cơn, mất cảm giác thăng bằng, đau ngực, khó nuốt, giảm huyết áp, nhu động ruột tăng…
- Bại liệt, tàn phế: Một số người bị thoát vị đĩa đệm nặng dẫn đến tàn phế suốt đời do tủy sống bị chèn ép.
Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm
Mặc dù bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh thoát vị đĩa đệm theo những cách dưới đây:
– Đối với những người cao tuổi: thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi để tăng sức đề kháng cho xương khớp.
– Tập luyện thể dục đều đặn, phù hợp với cơ thể như các bài tập: thái cực quyền, đạp xe, bơi lội, yoga, đi bộ…tăng cường sự dẻo dai cho khớp.
– Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng, cân đối với vóc dáng.
– Ngồi làm việc đúng tư thế: thẳng lưng, giữ khoảng cách với máy tính, không cúi cổ quá thấp. Sau khoảng 1 tiếng ngồi làm việc thì phải đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng, hạn chế ngồi lì 1 chỗ.
– Tránh mang vác, nâng vật quá sức. Khi bê đồ vật cần đúng tư thế tránh gây áp lực cho cột sống khiến đĩa đệm bị tổn thương
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý bổ sung canxi, vitamin D và các loại rau xanh nuôi dưỡng khớp khỏe mạnh.
– Hạn chế hút thuốc, sử dụng chất kích thích, rượu bia, đồ uống có cồn vì đây cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm
– Giữ ấm vùng cổ, vai, lưng khi thời tiết lạnh và những nơi gió to.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để chủ động phòng tránh và ngăn ngừa các loại bệnh.
Các tư thế vận động đúng để phòng tránh thoát vị đĩa đệm
Vận động đúng các tư thế là cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất.
Đứng
Cần phải đứng thẳng, cân xứng trọng lượng cơ thể đều lên hai chân, không ưỡn cong lưng, giữ độ cong tự nhiên của cột sống.
Không nên đứng nhiều khi mang giày cao gót vì điều này cũng làm tăng áp lực lên đĩa đệm.
Ngồi
Nên ngồi thẳng lưng trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân đặt vuông góc với sàn nhà, có thể tựa đều vào thành ghế phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều vào mông và hai chân. Bạn cũng có thể kê một tấm đệm lót mỏng vùng thắt lưng để giữ cho lưng đỡ mỏi và duy trì đường cong ở trạng thái bình thường.
Nâng đồ vật lên
Khi muốn nâng đồ vật từ dưới đất lên cần chú ý đến tư thế, cụ thể:
- Hai chân cách nhau một khoảng rộng đủ để trụ vững.
- Ngồi xổm và nâng đồ vật vào sát bụng, căng cơ bụng ra.
- Khi nâng đồ vật lên cần giữ cột sống thẳng, không vặn vẹo lưng.
- Độ cong của thắt lưng phải được duy trì bình thường.
Mang đồ vật đi
Khi đã nâng đồ vật lên như đã hướng dẫn ở trên và bạn muốn mang vật đó đi chỗ khác, cũng cần lưu ý đến tư thế của cột sống. Trong đó cần chú ý:
- Ôm chắc vật bằng hai tay.
- Giữ vật đó sát bụng, ở mức ngang ngực với thắt lưng.
- Giữ cột sống thẳng, thắt lưng ở độ ưỡn bình thường
Lấy đồ vật trên cao
Khi muốn lấy đồ vật ở độ cao từ trên vai trở lên thì cần chú ý:
- Nếu đồ vật ở cao quá, bạn nên bắc ghế hoặc thang để đứng lên.
- Không cố với đồ bằng cách kiễng chân lên.
- Sắp xếp đồ dùng xung quanh hợp lý, khoa học để có thể lấy đồ ở tư thế thoải mái nhất.
Kéo hoặc đẩy đồ vật đi
Nên đẩy đồ vật hơn là kéo, nhất là những đồ vật to, nặng. Khi kéo hoặc đẩy cần lưu ý:
- Hai chân đứng cách nhau một khoảng rộng đủ để tạo chân trụ vững chắc.
- Hơi gập 2 gối
- Kéo hoặc đẩy đồ vật đó đi bằng sức của cánh tay và chân. Không đẩy hoặc kéo đồ vật đó bằng cơ lưng.
- Giữ độ cong của thắt lưng ở mức bình thường.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trung niên và lớn tuổi mà Nhà thuốc Bình An chia sẻ. Hi vọng rằng kiến thức được chia sẻ ở trên sẽ hữu ích với bạn và người thân!
Những sản phẩm giúp cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm hiệu quả đang được bán tại Nhà thuốc Bình An
Altoka D3 Max
Altocal D3 Max – Là sản phẩm bổ sung dưỡng chất cần thiết cho hệ xương khớp khoẻ mạnh và phát triển tốt. Dùng cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên bị còi xương, chậm lớn, chậm mọc răng do thiếu canxi. Người lớn có nguy cơ bị loãng xương, phụ nữ có thai và cho con bú cần bổ sung canxi. Có hương vị thơm ngon, dễ uống.
Trong sản phẩm chứa Vitamin K2 MK7 và Vitamin D
Calben F1
Calben F1 là dòng sản phẩm dùng cho người có nhu cầu bổ sung canxi cao và Vitamin D, Vitamin K2 MK7 như: phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Trẻ em còi xương chậm lớn, thanh thiếu niên đang trong độ tuôi phát triển chiều cao, người bị loãng xương, xốp xương, người chân tay tê mỏi do thiếu canxi, Vitamin D3, người cần bổ sung canxi do chế độ ăn thiếu hụt.
Sữa Zenmilk Z500
Sữa mát Zenmilk là dòng sữa dinh dưỡng thơm ngon dễ uống dùng cho người có thể trạng gầy yếu, mới ốm dậy, cần bồi bổ sức khỏe. Nguời trung niên, cao tuổi có nguy cơ bị loãng xương, đau nhức xương khớp. Người lao động nặng nhọc.
– Giúp làm giảm nguy cơ loãng xương nhờ bổ sung Canxinano, Photpho, Colagen tuýp 2, Acid Hyaluronic, Vitamin K2, D.
– Giúp ăn ngon miệng, tăng cường tiêu hóa nhờ bổ sung Lysine, Vitamin nhóm B, FOS.
– Đặc biệt giúp bảo vệ sụn khớp, giúp các khớp hoạt động linh hoạt nhờ bổ sung Collagen tuýp 2, Acid Hyaluronic (HA).
Cốt thoái vương
Sản phẩm Cốt thoái vương là sự kết hợp giữa các loại thảo dược thiên nhiên, các Vitamin và Glycin tạo thành một công thức toàn diện hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các trường hợp thoái hóa đốt sống, gai đốt sống và thoát vị đĩa đệm. Sản phẩm này có tác dụng giảm đau và cải thiện vận động cột sống.
Coli-Cium Gold
Viên dưỡng khớp Kozo Flex Gold
Sản phẩm Viên dưỡng khớp Kozo Flex Gold là một loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp. Kozo Flex Gold có thành phần chính gồm glucosamine sulphat, chondroitin sulphate natri, methylsulfonylmethane, vitamin D3, calci hydrophosphate, collagen type 2 và các cao thảo dược khác.
- 9 mẹo chữa cảm cúm tại nhà giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh
- Tìm hiểu về bệnh viêm gan – Các triệu chứng và cách phòng tránh và đièu trị
- Cách trị ho dai dẳng lâu ngày bằng mẹo tự nhiên cực “nhạy”
- Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và cách phòng tránh
- Nếu Vitamin D kết hợp cùng Vitamin K2 có hiệu quả ra sao?