Mục lục
Rong kinh là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ phổ biến nhất. Tuy nhiên, nhiều chị em lại không có kiến thức về rong kinh, không hiểu rong kinh là gì và không ý thức được sự nguy hiểm của rong kinh. Trên thực tế, việc thiếu hiểu biết về bệnh rong kinh đã dẫn đến nhiều trường hợp điều trị sai cách hoặc không hiệu quả, gây hậu quả nghiêm trọng. Rong kinh là gì? lý do là gì? … Để biết thêm thông tin về hiện tượng này, hãy đọc những thông tin hữu ích dưới đây.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rong kinh?
Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây bệnh rong kinh thường được chia thành 2 nhóm: Rong kinh do nguyên nhân đến từ bệnh lý và rong kinh do nguyên nhân sinh lý.
Rong kinh do nguyên nhân đến từ bệnh lý
Trường hợp này, nguyên nhân bị rong kinh ở phụ nữ thường là do tổn thương ở tử cung hoặc cổ tử cung. Những tổn thương này phần lớn do nguyên nhân bệnh lý gây ra như u xơ cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung, các bệnh về buồng trứng (Có hay không rụng trứng, không có tế bào hạt, viêm buồng trứng…), liên quan đến thai kỳ, bệnh toàn thân như rối loạn đông máu, bướu giáp…
Rong kinh do nguyên nhân sinh lý
Trường hợp này hay gặp hơn, lý do là cơ thể chị em có sự thay đổi nội tiết tố qua từng giai đoạn: Dậy thì, có quan hệ tình dục, mang thai, sinh nở, tiền mãn kinh… Trong đó giai đoạn dậy thì và giai đoạn tiền mãn kinh là 2 thời kỳ rất dễ dẫn đến bệnh rong kinh ở phụ nữ.
Phân tích sự rối loạn nội tiết tố qua các giai đoạn phát triển cơ thể của phái nữ, bác sĩ của phòng khám cho biết: “Ở người bình thường, sự cân bằng 2 nội tiết tố estrogen và progesteron sẽ giúp cho việc rụng trứng, tạo màng dày trong nội mạc tử cung và hành kinh diễn ra bình thường. Vì một lý do nào đó dẫn đến sự mất cân bằng 2 nội tiết tố này sẽ khiến cho máu kinh ra quá nhiều và kéo dài trong nhiều ngày, dẫn đến bị rong kinh nguyệt.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh rong kinh khác
Ngoài hai nhóm nguyên nhân chính như trên, nguyên nhân bị rong kinh nguyệt ở phụ nữ còn có thể kể đến một vài yếu tố như:
Yếu tố tâm lý: Stress, căng thẳng…
Chế độ sinh hoạt không phù hợp: Thường xuyên thức quá khuya, lao động nặng nhọc, ngủ ít…
Những tác động khác: Đặt vòng tránh thai, mang thai bị biến chứng, nạo phá thai, uống thuốc tránh thai không đúng cách…
Bệnh rong kinh thường có biểu hiện như thế nào?
Trong khái niệm bệnh rong kinh rong huyết đã nêu được khái quát các biểu hiện của bệnh rong kinh, cụ thể lại những dấu hiệu bệnh rong kinh mà bạn cần biết đó là:
Kinh nguyệt kéo dài từ 10 ngày trở lên với những cục máu đông lớn, sẫm màu, kinh nguyệt ra ồ ạt, liên tục trong nhiều giờ và phải thường xuyên thay băng.
Lượng máu kinh vượt quá 80ml, bình thường chỉ khoảng 40-60ml. Có thể bạn không xác định được chính xác lượng máu kinh nhưng thông qua biểu hiện máu kinh ra nhiều, liên tục trong nhiều giờ, không có dấu hiệu thuyên giảm qua các ngày.
Kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới dữ dội, mất máu nhiều dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, hơi thở ngắn và dốc…
Làm sao để khắc phục tình trạng rong kinh?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rong kinh mà có cách chữa bệnh rong kinh ở phụ nữ hợp lý, hiệu quả:
Cách chữa rong kinh kéo dài do nguyên nhân sinh lý
Nhiều bạn nữ vừa bước vào tuổi dậy thì đã gặp vấn đề rong kinh nên rất bối rối và lo lắng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và học tập. Thực chất hiện tượng rong kinh nguyệt do nguyên nhân sinh lý thường không gây nguy hiểm, các chị em chỉ cần chú ý vấn đề vệ sinh, nghỉ ngơi để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Nếu rong kinh do rối loạn nội tiết tố nữ thì có thể dùng thuốc trị rong kinh nội tiết tố để điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ. Nhiều trường hợp tiền mãn kinh bị rong kinh có thể phải giải phẫu bệnh hoặc sử dụng thuốc chữa bệnh rong kinh theo chỉ định của bác sĩ.
Rong kinh do nguyên nhân sinh lý ở phụ nữ cũng không diễn ra nhiều (chỉ khoảng 1-2 lần), sau đó chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần đi vào trạng thái ổn định.
Chữa rong kinh do nguyên nhân bệnh lý
Rong kinh do vấn đề bệnh lý khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của bạn, vì thế chị em cần hết sức chú ý. Khi thấy rong kinh kèm theo các hiện tượng như đau bụng dưới dữ dội, da mặt tái lại, mệt mỏi, chóng mặt kéo dài, thậm chí là ngất thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám xác định nguyên nhân và tư vấn cách chữa rong kinh hiệu quả hợp lý, tránh tình trạng mất máu gây nguy hại đến tính mạng.
Cách điều trị bệnh rong kinh cũng cần kết hợp với chế độ tự khắc phục rong kinh tại nhà bằng các công việc cụ thể như sau:
– Nằm nghỉ ngơi khi thấy ra máu quá nhiều, kết hợp với những động tác đơn giản giúp giảm đau bụng kinh như chườm nước nóng, massa vùng bụng dưới theo chiều kim đồng hồ…
– Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước muối ấm loãng, thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh viêm nhiễm
– Đi lại nhẹ nhàng
– Ăn nhiều chất xơ, uống nước ấm, ăn bổ sung thực phẩm giàu chất sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chim, thịt cá hồi…, hạn chế tối đa các đồ cay nóng hoặc các chất kích thích vì có thể kích thích máu kinh ra nhiều hơn.
– Tắm bằng nước ấm, không tắm nước lạnh, giữ ấm phần bụng dưới
– Vận động nhẹ nhàng giúp máu lưu thông đều đặn, hạn chế tình trạng tắc kinh hoặc ứ đọng máu kinh.
– Khám bác sĩ kịp thời khi thấy có dấu hiệu bất thường.
Rong kinh là hiện tượng không thể tránh khỏi ở phần lớn phái đẹp, vì thế các chị em chuẩn bị đầy đủ những kiến thức cơ bản “Rong kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa rong kinh” là kiến thức hữu ích giúp chị em kịp thời xử lý mọi tình huống và bảo đảm sức khỏe sinh sản cho bản thân mình sau này.