Mục lục
Ung thư gan là một bệnh lý nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Trong giai đoạn đầu, ung thư gan có thể không có triệu chứng hoặc xuất hiện rất ít và khó nhận biết. Phát hiện sớm giúp cho quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu
Ung thư gan rất nguy hiểm, đây là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao hàng đầu thế giới. Tại Việt Nam, ung thư gan đứng hàng thứ 3 trong số những bệnh ung thư phổ biến nhất. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn và tỷ lệ tử vong cao hơn.
Nếu phát hiện ung thư gan khi bệnh đang ở những giai đoạn đầu, bệnh nhân có cơ hội điều trị dứt điểm bệnh, kéo dài tuổi thọ. Nhận biết một số triệu chứng đặc thù ung thư gan giai đoạn đầu, mặc dù các dấu hiệu thường rất ít, mơ hồ và không rõ ràng nhưng bạn vẫn có thể nhận biết được sự bất thường nếu chú ý.
Biểu hiện thường gặp của ung thư gan giai đoạn đầu:
Mệt mỏi
Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến, tuy nhiên đó cũng là một trong những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân ung thư gan. Nếu cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kèm theo triệu chứng bất thường của chức năng gan, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư gan càng sớm càng tốt.
Chán ăn, ăn không ngon miệng
Gan sản xuất ra mật để tiêu hóa thức ăn, do đó triệu chứng về bệnh gan thường được thể hiện thông qua sự thay đổi ở hệ thống tiêu hoá. Nếu bạn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng có thể là một trong những dấu hiệu sớm của cơ thể đối với bệnh ung thư gan.
Rối loạn tiêu hóa
Khi gan bị tổn thương, suy giảm chức năng gan sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn kém, xuất hiện một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn, nôn. Triệu chứng này cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân.
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Cân nặng giảm là một trong những dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu. Gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, khi chức năng suy giảm sẽ khiến bệnh nhân bị sút cân. Mặc dù vẫn ăn uống điều độ, không thực hiện bất kỳ chế độ ăn giảm cân nào nhưng cơ thể lại bị sút cân.
Bất thường, khó chịu vùng gan
Gan nằm ở vị trí vùng hạ sườn phải, nếu bạn vẫn cảm thấy đau nhưng không có một tác động ngoại lực nào vào vùng này thì có thể là gan đang gặp vấn đề.
Khi các tế bào ung thư ở gan hình thành và phát triển khiến gan sẽ bị viêm, sưng, nở to dẫn tới đau ở hạ sườn phải. Cơn đau thỉnh thoảng sẽ xuất hiện với mức độ từ nhẹ đến vừa tùy thuộc vào mức độ phát triển của tế bào ung thư.
Nước tiểu sẫm màu hơn
Nồng độ Bilirubin trong máu cao khiến nước tiểu chuyển sang màu vàng sẫm. Do đó, nếu bạn đang không uống bất kỳ thuốc kháng sinh và có thói quen sinh hoạt khoa học nhưng màu sắc của nước tiểu vẫn sậm màu, đây là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng tiết niệu hoặc ung thư gan sớm.
Vàng da, vàng mắt
Một trong những biểu hiệu lâm sàng phổ biến và dễ nhận biết nhất của bệnh viêm gan, xơ gan, ung thư gan giai đoạn đầu là tình trạng vàng da, vàng mắt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sắc tố mật bilirubin trong máu tăng đột ngột dẫn đến biểu hiện ra bên ngoài là thay đổi sắc tố da và lòng trắng mắt.
Ngứa da
Khi chức năng lọc và đào thải độc tố của gan suy giảm, độc tố tích tụ lâu ngày sẽ bài tiết qua da, gây ra tình trạng mẩn ngứa, nổi mụn. Nếu nổi ngứa ở một khu vực rồi từ từ lan ra khắp cơ thể, kéo dài liên tục trong một thời gian, không giảm với thuốc kháng dị ứng thông thường thì rất có thể gan đã bị tổn thương.
Các dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu thường ít và mơ hồ. Tuy nhiên, bạn không được chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường hãy nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư gan càng sớm càng tốt.
Ung thư gan có chữa được không?
Ung thư gan có chữa được không? Ung thư gan sống được bao lâu? Đây là những vấn đề nhiều người quan tâm. Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bệnh được phát hiện giai đoạn nào, phương pháp điều trị và tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh. Bệnh ung thư gan nếu được phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân và giảm tỷ lệ tử vong.
- Nếu bệnh nhân được phẫu thuật sớm khi kích thước khối u < 3cm và gan mới xơ, tiên lượng sống sau 5 năm lên đến 80-90%.
- Nếu ghép gan ở giai đoạn sớm thì bệnh nhân cũng có thể tỷ lệ sống lên đến 60-70% sau 5 năm.
- Nếu khối u kích thước từ 3cm đến 6cm, tỷ lệ sống sẽ còn khoảng 60%.
- Trường hợp khối u > 6cm, dựa vào các chỉ định điều trị của bác sĩ bệnh nhân có khả năng sống sau 5 năm dao động trong khoảng 10 -15%.
- Nếu kích thước khối u đã vượt quá 10 cm hoặc di căn thì rất khó có thể chữa khỏi bệnh, việc điều trị thường chỉ nhằm mục đích chỉ kéo dài sự sống và giảm đau cho bệnh nhân.
Phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ khối u được áp dụng đối với trường hợp khối u còn nhỏ, nếu khối u quá to không thể thực hiện phương pháp này.
Đối với các khối u kích thước lớn, thực hiện phương pháp đốt khối u gan bằng sóng cao tần, vi sóng, tiêm cồn, nút mạch hóa dầu, nút mạch hóa chất, xạ trị, hóa trị, điều trị liệu pháp trúng đích sinh học,…
Phương pháp cấy ghép gan
Một số trường hợp được chỉ định cắt gan hoặc ghép gan, đây là phương pháp thay thế gan khỏe mạnh từ người hiến tặng và chỉ ghép gan khi tế bào ung thư chưa di căn sang cơ quan khác.
Phương pháp hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc chống ung thư để diệt tế bào ung thư hoặc để ngăn chặn chúng phát triển, áp dụng cho các trường hợp ung thư gan giai đoạn muộn, khi khối u kích thước rất lớn và di căn.
Phương pháp hóa trị không có tác dụng chữa khỏi bệnh, theo đó hóa trị chỉ có thể làm giảm kích thước khối u, làm chậm quá trình tiến triển bệnh và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Tầm soát ung thư gan định kỳ
Ung thư gan là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao hàng đầu Việt Nam, bảo vệ sức khỏe và phòng chống ung thư gan hiệu quả thông qua việc xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học. Ngoài ra, bạn nên thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát, tầm soát ung thư gan định kỳ.
Nhóm đối tượng có tiền sử gia đình bị bệnh ung thư gan, xơ gan do virus hoặc rượu, bị viêm gan B, viêm gan C mãn tính, nghiện rượu hoặc uống rượu thường xuyên nên tầm soát ung thư gan định kỳ 6 tháng/lần. Nếu chưa nhiễm vi rút viêm gan B thì cần đi tiêm ngừa vắc xin.
Khám lâm sàng tầm soát ung thư gan, kết hợp các biện pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại như siêu âm hay chụp cắt lớp.
Cách phòng tránh ung thư gan
Phòng tránh ung thư gan là một yếu tố quan trọng để giữ cho sức khỏe gan tốt. Có một số biện pháp được áp dụng phổ biến để phòng tránh ung thư gan, bao gồm:
- Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư gan, vì vậy kiểm soát huyết áp là rất quan trọng.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư gan và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
- Giảm việc uống rượu và hút thuốc: Uống rượu và hút thuốc là hai hành vi có thể tăng nguy cơ mắc ung thư gan, vì vậy hãy giới hạn hoặc tránh hết các hoạt động này.
- Áp dụng một chế độ ăn khoa học: Một chế độ ăn khoa học bao gồm nhiều loại rau, quả và thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe gan.
- Tìm kiếm sự điều trị sớm: Nếu gặp bất kỳ triệu chứng hoặc lo lắng nào liên quan đến sức khỏe gan, hãy tìm kiếm sự điều trị từ một bác sĩ để đảm bảo sức khỏe gan tốt.
Lưu ý: Phát hiện và điều trị sớm của ung thư gan có thể cải thiện kết quả và tăng cơ hội hồi phục thành công. Đề nghị hẹn thăm khám với bác sĩ định kỳ và giải quyết bất kỳ triệu chứng hoặc lo lắng nào của bạn một cách kịp thời.
Phòng tránh ung thư gan là một yếu tố quan trọng để giữ cho sức khỏe gan tốt. Áp dụng các biện pháp phòng tránh như kiểm soát huyết áp, tập thể dục thường xuyên, giảm việc uống rượu và hút thuốc, áp dụng một chế độ ăn khoa học và tìm kiếm sự điều trị sớm có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư gan và giữ cho sức khỏe gan tốt.
- Tìm hiểu về các triệu chứng và cách điều trị bệnh lậu giang mai
- Một số phương pháp chữa cảm cúm tại nhà hiệu quả
- Thuỷ đậu do đâu mà ra? Các dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị
- Trình dược viên là gì? Sự khác nhau của trình dược viên OTC và ETC?
- Nếu Vitamin D kết hợp cùng Vitamin K2 có hiệu quả ra sao?